- CÂY TRẮC BÁCH DIỆP ( Cây TRắc Bá, Bá Tử Nhân)
- Giá: Liên hệ
- Lượt xem: 2082
- Cây trắc bách diệp là cây lá màu phổ biến trong các công trình cảnh quan trồng theo hàng để tạo lối đi, hoặc trồng phối kép với những cây lá màu khác để tạo phân tầng cảnh quan. Do Trắc Bách Diệp có dáng và lá độc đáo nên còn được sử dụng để trang trí nội thất, ngoại thất, hoặc trồng trong chậu nhỏ để bàn. Bên cạnh đó, cành lá, quả cây Trắc Bách Diệp còn là một loại dược liệu chữa rong kinh, ho ra máu rất hay.
- Chia sẻ:
- Thông tin sản phẩm
- Bình luận
Cây trắc bách diệp là cây lá màu phổ biến trong các công trình cảnh quan trồng theo hàng để tạo lối đi, hoặc trồng phối kép với những cây lá màu khác để tạo phân tầng cảnh quan. Do Trắc Bách Diệp có dáng và lá độc đáo nên còn được sử dụng để trang trí nội thất, ngoại thất, hoặc trồng trong chậu nhỏ để bàn. Bên cạnh đó, cành lá, quả cây Trắc Bách Diệp còn là một loại dược liệu chữa rong kinh, ho ra máu rất hay.
-
Tên khoa học: Platycladus orientalis
-
Tên gọi khác: Trắc Bách Diệp còn được gọi nhiều cái tên khác nhau tùy vào từng vùng miền như: cây Trắc bá, cây Bá tử nhân
-
Họ thực vật: Trắc Bách Diệp thuộc họ Hoàng Đàn- Cupressaceae
-
Đặc điểm hình thái:
Trắc bách diệp là một cây công trình lá kim, phân nhánh thường xanh có thể cao đến 15.2 m với tán rộng 6.1 m. Cây trắc bách diệp có nhiều cành nhưng có thể cắt tỉa theo một dáng, các cành làm thành một mặt phẳng nên có tên trắc bách diệp.
Với dáng cây hình tháp có thể cắt tỉa nên thường được sử dụng trồng theo hàng để tạo lối đi, trồng bồn, hoặc trồng để trang trí nooij thất.
Cây trắc bách diệp là loài kiểng lá, cây cao thẳng một hướng nên sử dụng trồng dẫn lối đi, hàng rào rất phù hợp
Vỏ cây trắc bách diệp màu nâu gỉ và có thớ.
Lá trắc bách diệp như các vảy nhỏ chồng chéo và gắn chặt trên các cành non.
-
Đặc điểm sinh thái:
Cây trắc bách diệp phát triển tốt nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ. Cây trắc bách diệp có thể chịu hạn khi lớn nhưng cần nước lúc còn non. Cây trắc bách diệp có thể nhân giống bằng hạt và nảy mầm nhanh.
Cây trắc bách diệp phát triển không tốt nơi đất nghèo dinh dưỡng, thoát nước nhiều, đất có độ pH cao.